Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
24
9432911

Hoạt động ngành Công Thương sau 30 năm tái lập tỉnh

05/05/2022 02:34 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Qua 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh, ngành Công Thương Vĩnh Long đã có bước phát triển khá.

Công nghiệp – Tiểu thủ Công nghiệp khu vực nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Cơ cấu mặt hàng có sự phát triển, khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống cho lao động tại chỗ.

Đến năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp gấp 40,34 lần so với năm 1992, tăng trưởng bình quân giai đoạn 1992-2021 đạt 13,12%/năm; Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh từ dưới 10% vào năm 1992 đã tăng lên 17,78 % vào năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 30 năm tăng tưởng bình quân 13,12%/năm.

Từ nền công nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, năm 1992 tỉnh mới có một số ít cơ sở công nghiệp nhỏ nhưng đến nay đã hình thành được các ngành công nghiệp chế biến, khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu và nhân lực tại chỗ của tỉnh; đồng thời, từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn đã hình thành được 3 khu công nghiệp với tổng diện tích 735,79 ha, qua đó đã đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và từng bước thực hiện tốt vai trò cầu nối gắn kết sản xuất với tiêu dùng, liên kết thị trường nội tỉnh với cả nước, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh, hàng hoá phong phú và đa dạng, lưu thông thông suốt và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 115 chợ (01 chợ hạng 1, 17 chợ hạng 2, 97 chợ hạng 3), 5 siêu thị, 53 cửa hàng tiện lợi và 1 trung tâm thương mại (tăng 37 chợ, 5 siêu thị, 53 cửa hàng tiện lợi và 1 trung tâm thương mại so với năm 1992). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 đạt 54.000 tỷ đồng, tăng 99,7 lần so với năm 1992, tăng trưởng bình quân đạt 16,56%/năm.

vincom.png(TTTM Vincom)
Hoạt động ngoại thương không ngừng phát triển; hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như giày da, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, bưởi, khoai lang, cam, nấm rơm muối,… nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD, gấp 33,4 lần so với năm 1992, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 12,41%/năm.

Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu cho phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, phát triển nông nghiệp – nông thôn, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là phát triển hệ thống điện nông thôn đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân đạt trên 99%, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy lợi và sinh hoạt của người dân, tỉnh Vĩnh Long đã bước đầu phát triển điện mặt trời theo định hướng của Chính phủ. Đến nay, toàn tỉnh có 2.201 km đường dây trung thế, 6.441 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 609.331 MVA, 3.674 km đường dây hạ thế với khoảng 286.624 điện kế bán điện; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 11,9% lên 99,94%, trong đó hộ dân nông thôn có điện kế chính đạt 99,2%; có 89/89 xã đạt tiêu chí về điện.

Trong thời gian qua đã thu hút được nhiều dự án từ các tỉnh, thành phố đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long như đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại như trung tâm Thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đầu tư phát triển hệ thống chợ của tỉnh. Chương trình phối hợp thực hiện bình ổn thị trường được triển khai thực hiện hàng năm đã góp phần bình ổn thị trường, nhất là trong các dịp lễ, tết, phối hợp điều tiết cung cầu hàng hóa giữa các địa phương khi thị trường biến động…

Đồng thời, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh; giữa các tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực; tổ chức và tham gia hội chợ thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại quốc gia tổ chức tại khu vực và ở ngoài nước… Qua đó, góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh và khu vực, quảng bá các sản phẩm chủ yếu của tỉnh.

Các hoạt động khuyến công, đào tạo nghề nông thôn, hỗ trợ thương hiệu, nhãn hiệu, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chương trình sản xuất sạch hơn… đã giúp các doanh nghiệp cải tiến mẫu mã, chất lượng,… đáp ứng yêu cầu thị trường, phát triển kinh doanh, từng bước góp phần cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Các hoạt động ký kết, triển khai chương trình hợp tác phát triển ngành, thiết lập quan hệ với các tỉnh, góp phần quảng bá tiềm năng phát triển kinh tế thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế của tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát, điều tiết thị trường được tăng cường, tạo sự ổn định cho nền kinh tế; nhất là các hoạt động đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình ổn thị trường như: chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu; bảo vệ người tiêu dùng thông qua ban hành và kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ sản xuất nội địa, các quy định về thương hiệu, nhãn mác, quyền sở hữu trí tuệ...

Nhìn chung, từ khi tái lập tỉnh, với xuất phát điểm thấp từ nền công nghiệp chưa phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiên tai dịch họa diển biến phức tạp. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân vượt qua những khó khăn thách thức, đạt được những tành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết