Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
2
9433756

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Chợ Vĩnh Long an toàn vệ sinh thực phẩm

24/04/2022 09:20 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Chợ Vĩnh Long là trung tâm giao lưu kinh tế lớn của tỉnh Vĩnh Long, nơi trao đổi hàng hóa trong Thành phố Vĩnh Long với các huyện, các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trực tiếp là Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày có khoảng 10.000 lượt khách hàng tham gia mua bán tại chợ. Chợ Vĩnh Long đã góp phần rất lớn trong việc phát triển thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, đặc biệt là nơi tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh Vĩnh Long.

chovinhlong.jpg

                                                         (Hình 1: Nhà lồng Chợ Khu A)

Trong những năm qua, công tác quản lý, khai thác và phát triển chợ Vĩnh Long đã được các ngành chức năng quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình tại chợ; công tác truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có tác dụng tích cực, nhận thức của người kinh doanh có chuyển biến; các mặt hàng kinh doanh tại chợ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng... Tuy nhiên, khả năng kết nối các công trình, sắp xếp các ngành hàng trong khuôn viên chợ chưa đồng bộ, một số địa điểm kinh doanh chưa bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm cũng như quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc hàng hóa và thực hiện xây dựng chợ theo hướng văn minh; vẫn còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mức độ lây nhiễm, nhất là những mặt hàng thực phẩm tươi sống như  rau, củ, quả tươi, thịt các loại. Phần lớn các hộ tiểu thương trong chợ còn áp dụng phương thức kinh doanh tuyền thống, tình hình trả giá là một hoạt động thường diễn ra của chợ truyền thống, giao tiếp trong mua bán chưa thật sự lịch sự, văn minh giữa người mua và người bán, sắp xếp, trưng bày một số sản phẩm, các ngành hàng đa số chưa khoa học, lấn chiếm lòng lề đường nội bộ trong chợ, chưa thu hút người tiêu dùng….Ngoài ra, công tác quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng còn nhiều bất cập; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh tại chợ phải được nâng cao nhận thức cũng như chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ phải được thiết kế theo tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm và văn minh; đồng thời xây dựng nếp sống văn minh tại chợ nhằm phát huy quyền làm chủ và nghĩa vụ của người bán hàng, tạo sự công bằng, văn minh trong hoạt động thương mại như: mua bán trung thực, cân đông, đo chuẩn xác, thái độ lịch sự hòa nhã, chấp hành tốt luật pháp. Xác định tầm quan trọng đã nêu trên Ban Quản lý Chợ Vĩnh Long đang khẩn trương xây dựng  và triển khai đề án chợ Vĩnh Long văn minh thương mại, an toàn thực phẩm là rất cần thiết.

Mục tiêu chung của việc triển khai đề án là nhằm: Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại chợ cung ứng nguồn thực phẩm bảo đảm an toàn, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; Xây dựng chợ Vĩnh Long kinh doanh các ngành hàng thực phẩm đạt tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành của nhà nước, đáp ứng yêu cầu văn minh thương mại, thuận tiện cho quá trình mua, bán góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội của chợ; đồng thời thống nhất sắp xếp các điểm kinh doanh theo ngành hàng tại chợ; Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ; nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; ứng dụng công nghệ quản lý, công nghệ số trong quản lý, khai thác hiệu quả hơn; Góp phần xây dựng chợ Vĩnh Long theo hướng văn minh và an toàn thực phẩm, tăng dần thu nhập cho các hộ tiểu thương. Tập trung thực hiện các ngành hàng thực phẩm nhằm thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Vĩnh Long.

Dam bao hang hoa thiet yeu.jpg
                                               (Hình 2: Phối hợp kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa)

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, đơn vị sẽ tập trung thực hiện: Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ, kỹ năng bán hàng, văn minh thương mại; Tham quan mô hình chợ an toàn thực phẩm nhằm giới thiệu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tại chợ; Thực hiện các phóng sự, chuyên mục và 180 lần tuyên truyền phóng thanh mô hình chợ văn minh, an toàn thực phẩm; Xây dựng và tổ chức thực hiện các tiêu chí chợ Vĩnh Long theo hướng văn minh, an toàn thực phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và bố trí, sắp xếp các điểm kinh doanh theo đúng ngành hàng đảm bảo văn minh thương mại và an toàn thực phẩm; Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản an toàn có nguồn gốc, xuất xứ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; Xây dựng 20 điểm kinh doanh hàn hóa an toàn thực phẩm.

Dự kiến đề án sẽ được triển khai thực hiện và hoàn thành trong năm 2022- 2023 với nội dung trọng tâm về xây dựng bộ tiêu chí chợ theo hướng văn minh, an toàn thực phẩm là: Xây dựng bộ tiêu chí chợ văn minh, an toàn thực phẩm, chủ yếu trên cơ sở phương pháp nghiên cứu thực tiễn những mặt được, những tồn tại, hạn chế tại chợ Vĩnh Long. Căn cứ tình hình thực tế các chợ hiện hữu ở địa phương đã được xây dựng; các mô hình chợ văn minh, an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 10 tháng 9 năm 1996 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc tổ chức thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND, ngày 04/8/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu chuẩn công nhận và hướng dẫn chấm điểm các danh hiệu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực văn minh thương mại và an toàn thực phẩm và Quyết định số 2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia, ban hành TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm.

Bộ tiêu chí chợ Vĩnh Long văn minh, an toàn thực phẩm phù hợp với địa phương, các quy định pháp luật có liên quan và các tiêu chuẩn quốc gia như sau: Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất; Tiêu chuẩn về tổ chức quản lý; Tiêu chuẩn về các thương nhân kinh doanh cố định tại chợ; Tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường; Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo các yêu về vị trí, địa điểm; về bố trí; về thiết kế; về hệ thống chiếu sáng; về nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước; yêu cầu đối với khu bán gia cầm sống; về an toàn phòng cháy và chữa cháy; về vệ sinh môi trường; về nhà vệ sinh và yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ, đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, đối với các cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống, đối với cơ sở kinh doanh rau củ quả, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác, đối với cá nhân tham gia trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ; Yêu cầu về hàng hóa, truy xuất nguồn gốc. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án: 4.402.800.000 đồng.

z2679945401177_f9caec35b889bc8fde66509b56ab4cd6.jpg
                                                                    (Hình 3: Quầy VSTATP)

Sau khi đề án được phê duyệt, Ban Quản lý Chợ Vĩnh Long sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, vận động tham gia Đề án; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động chợ văn minh thương mại và an toàn thực phẩm; nâng cao vai trò các hộ tiểu thương.

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết