Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
89
27,606,341

Giới thiệu quyển sách “54 dân tộc Việt Nam – là cây một gốc, là con một nhà”

08/05/2025 04:16 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em đang sinh sống và phát triển. Mỗi dân tộc mang bản sắc riêng và hình thành nên một nền văn hóa rực rỡ, đa sắc màu ; gồm: dân tộc Kinh, dân tộc Kh-Mer, dân tộc Hoa, dân tộc Tày, dân tộc Nùng,…

Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các dân tộc khác góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy số dân có chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn xem nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giữ gìn truyền thống văn hóa trong thời kỳ hội nhập,  chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về các dân tộc cùng sống chung trên lãnh thổ Việt Nam, Thư viện Vĩnh Long trân trọng giới thiệu quyển sách: “54 dân tộc Việt Nam – là cây một gốc, là con một nhà” của tác giả Đặng Việt Thủy chủ biên cùng hai tác giả Hoàng Thị Thu Hoàn, Nguyễn Minh Thủy viết được nhà xuất bản Hà Nội xuất bản vào năm 2024.

24 (8.5.2025) 54 dan toc anh em.jpg

Quyển sách dày 187 trang gồm ba phần:

Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam

Phần này giới thiệu về “Điều kiện lịch sử chính có tác động đến sự hình thành dân tộc Việt Nam”, gồm: Đặc điểm phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa; Yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, phát triển nông nghiệp trồng lúa nước; Yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc; Kết cấu thành phần tộc người của cộng đồng cư dân Việt Nam (từ trang 07 đến trang 14); “Quá trình hình thành của dân tộc Việt Nam” (từ trang 14 đến trang 22);  “Quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam” (từ trang 22 đến trang 24); “Đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam” (từ trang 25 đến trang 34); “Đặc điểm của các mối quan hệ dân tộc (tộc người) ở Việt Nam hiện nay” (từ trang 34 đến trang 36).

Phần 2: Sơ lược nguồn gốc lịch sử, nơi cư trú, đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của các dân tộc Việt Nam

Phần này giới thiệu về những nét cơ bản (tên gọi khác, nguồn gốc lịch sử, sự phân bố dân cư, nhóm địa phương, nhóm ngôn ngữ, đặc điểm kinh tế cũng như các phong tục tập quán trong sinh hoạt đời sống văn hóa xã hội; mối liên hệ đoàn kết gắn bó của các dân tộc Việt Nam được sắp xếp theo trình tự chữ cái A,B,C,…) của 54 dân tộc, gồm: dân tộc Ba Na (Tr. 37 – 41); dân tộc Bố Y (Tr. 41 – 44); dân tộc Brâu (Tr. 44 – 47); dân tộc Bru – Vân Kiều (Tr. 47 – 50); dân tộc Chăm (Tr. 50 – 54); dân tộc Chơ Ro (Tr. 54 – 55); dân tộc Chu Ru (Tr. 56); dân tộc Chứt (Tr. 57 – 58); dân tộc Co (Tr. 58 – 60); dân tộc Cống (Tr. 61 – 63);… 

Phần 3: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Phần này trình bày: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay; Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay (cụ thể: Về kinh tế, về chính trị - xã hội, về văn hóa – xã hội, và về quốc phòng, an ninh).

Quyển sách: “54 dân tộc Việt Nam – là cây một gốc, là con một nhà” cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc Việt Nam cần tiếp thu những cái mới của thế giới, bên cạnh tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.   

Sách hiện đang phục vụ tại Thư viện Vĩnh Long. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Ký hiệu môn loại: 305.8009597/N114M

Cúc Hương

Văn Bản Mới
Video