Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
20
4378736

Vĩnh Long dành 712 triệu đồng cho các đề án khuyến công thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024

16/10/2024 07:00 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Ngày 04/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1967/QĐ-UBND về việc phê duyệt các đề án khuyến công thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Theo đó, phê duyệt 08 Đề án từ nguồn kinh phí Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”, năm 2024, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại DNTN Phương Hùng II. Kinh phí thực hiện là: 170 triệu đồng (Một trăm bảy mươi triệu đồng).

2. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại DNTN Thiên Long. Kinh phí thực hiện là: 130 triệu đồng (Một trăm ba mươi triệu đồng).

3. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Lợi IV. Kinh phí thực hiện là: 87 triệu đồng (Tám mươi bảy triệu đồng).

4. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II. Kinh phí thực hiện là: 40 triệu đồng (Bốn mươi triệu đồng).

5. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại Doanh nghiệp Tư nhân Song Hiệp. Kinh phí thực hiện là: 115 triệu đồng (Một trăm mười lăm triệu đồng).

6. Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sáu Mừng. Kinh phí thực hiện là: 115 triệu đồng (Một trăm mười lăm triệu đồng).

7. Đề án Hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm gốm tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thanh Đức. Kinh phí thực hiện là: 35 triệu đồng (Ba mươi lăm triệu đồng).

8. Đề án Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm. Kinh phí thực hiện là: 20 triệu đồng (Hai mươi triệu đồng).

Tổng kinh phí thực hiện là 712.000.000 đồng, từ nguồn sự nghiệp kinh tế năm 2024 (Nguồn kinh phí Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”, năm 2024).

Tỉnh Vĩnh Long hình thành ngành sản xuất Gốm đất nung từ năm 1983 và phát triển mạnh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2007. Sản phẩm “Gốm đỏ Vĩnh Long” có sắc đỏ đặc trưng, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Ngành sản xuất Gốm đỏ đã từng là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định.

Theo Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 02/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất Gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2021-2025, xác định mục tiêu duy trì và phát triển ngành sản xuất Gốm góp phần bảo tồn các làng nghề Gốm, tạo việc làm, tăng thu nhập người dân, đồng thời thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, nâng cao tay nghề, năng lực sản xuất, quản lý thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các cơ sở, doanh nghiệp Gốm; Hỗ trợ 12 cơ sở, doanh nghiệp Gốm ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất Gốm; Hỗ trợ 20 cơ sở, doanh nghiệp Gốm thuê tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm Gốm; Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp tham gia 8 cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh, kể cả thị trường nước ngoài; Hỗ trợ 10 doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử; Hỗ trợ 24 cơ sở doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.

Với những chính sách hỗ trợ sẽ giúp các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất Gốm nâng cao nhận thức, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Gốm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; cũng như, giải quyết được vấn đề về môi trường, tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian nung tạo nên những sản phẩm có sức cạnh tranh hơn.

T.Loan (theo Quyết định số 1967/QĐ-UBND)

Văn Bản Mới
Văn bản chỉ đạo điều hành
Videos