Chuyên mục Sở kế hoạch đầu tư
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
4
5995483

Quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

14/06/2022 07:00 GMT+7
In bài Gửi bài viết

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 về quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công của cơ quan chuyên môn về xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Theo đó, hồ sơ trình thẩm định được quy định như sau:

- Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.

Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.

- Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

- Thành phần hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

+ Tờ trình thẩm định theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP;

+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình;

+ Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

+ Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường);

Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

+ Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);

+ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);

+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

+ Tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có);

+ Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư.

- Thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

+ Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP;

+ Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm:

. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt;

. Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (trường hợp cơ quan thẩm định lần này không phải là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở của dự án);

. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (bao gồm file báo cáo kết quả thẩm tra);

. .Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy cho công trình (Trường hợp dự án do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy);

. Kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (trừ trường hợp dự án được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường).

Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, xong phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định;

- Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;

- Hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định; Dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có);

- Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra.

Hình thức và nội dung thẩm định

- Hình thức thẩm định: Lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản; Tổ chức họp thẩm định sau khi lấy ý kiến (trường hợp các cơ quan có nhiều ý kiến trái ngược nhau); cơ quan thẩm định tự thẩm định.

- Nội dung thẩm định: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 của Luật Xây dựng năm 2020 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

+ Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 26 Điều 1 của Luật Xây dựng năm 2020 và khoản 3 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

 Trình tự thẩm định như sau:

* Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:

- Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ trình thẩm định được gửi tới Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, để kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trước khi tiếp nhận, sau đó được chuyển đến cơ quan chuyên môn về xây dựng. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc sau khi tiếp nhận, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

+ Xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định). Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;

+ Thời hạn lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án: Không quá 6 ngày đối với dự án nhóm B; Không quá 04 ngày đối với dự án nhóm C. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan chưa có văn bản trả lời thì được xem như thống nhất về nội dung lấy ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình;

+ Trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp: Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ; Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này;

+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14; bảo đảm thời gian theo quy định tại Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

+ Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 23 ngày.

+ Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 14 ngày…

Quyết định này thay thế Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Hồng Diễm (919/QĐ-UBND)

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết