Chuyên mục Sở kế hoạch đầu tư
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
5
5995443

Huy động trên 4.300 tỷ đồng để thực hiện chương trình Nông thôn mới

14/06/2022 07:00 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Huy dộng các nguồn lực để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong 5 năm 2016-2020 đã có bước tiến đáng kể, các ngành, các cấp đã chủ động và tập trung lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện xây dựng NTM; huy động người dân đóng góp xây dựng NTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động quá sức dân, nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã huy động được 4.324,038 tỷ đồng để thực hiện chương trình, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp 529,56 tỷ đồng, chiếm 12,2%; vốn lồng ghép từ ngân sách tỉnh 2.912,909 tỷ đồng, chiếm 67,4%; vốn huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác 201,569 tỷ đồng, chiếm 4,7%; vốn tín dụng 680 tỷ đồng, chiếm 15,7%. Năm 2021, tổng vốn huy động 1.100,941 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 19,588 tỷ đồng, chiếm 1,77%; vốn lồng ghép từ ngân sách tỉnh 1.050,698 tỷ đồng, chiếm 95,45%; vốn huy động từ doanh nghiệp 1,906 tỷ đồng, chiếm 0,17%; cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác 28,75 tỷ đồng, chiếm 2,61%.

Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh đã có 66/87 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 75,9% số xã toàn tỉnh; 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 24,1%; thị xã Bình Minh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 17,82 tiêu chí/xã, tăng 2,82 tiêu chí so với cuối năm 2015.

Đã có thị xã Bình Minh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2017, huyện Bình Tân đã trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021, huyện Tam Bình đã xây dựng kế hoạch và đang thực hiện các tiêu chí huyện NTM.

Bên cạnh thành tựu đạt được, xây dựng NTM vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Liên kết, hợp tác trong sản xuất phát triển chậm và thiếu bền vững; hợp tác xã nông nghiệp nhìn chung còn yếu, chưa thu hút vốn góp từ vốn nhàn rỗi trong dân, chưa thật sự phát huy vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn còn diễn biến phức tạp: Chất thải trong chăn nuôi chưa được xử lý triệt để; việc sử dụng quá nhiều vật tư nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số nơi.

- Việc huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư còn thấp so với nhu cầu, vốn huy động trong nhân dân có nơi chưa tương xứng với tiềm năng.

Những tồn tại, hạn chế ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn; xuất phát điểm của một số xã còn thấp trong khi các tiêu chí đề ra trong Bộ tiêu chí mới khá cao; nguồn lực của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn mặn, sạt lở, dịch bệnh... còn có nhưng nguyên nhân chủ quan như: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai và thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa chặt chẽ. Việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí ở hầu hết các địa phương còn lúng túng và có phần tự thỏa mãn với kết quả đã đạt được; một số xã đã đạt chuẩn NTM không tiếp tục nỗ lực, duy trì; bộ máy giúp việc, điều hành Chương trình còn nhiều bất cập; ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một số suy nghĩ không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi; vai trò của chính quyền và các hội đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy và chưa thực sự là chỗ dựa cho hộ nghèo.

Nguyễn Nguyên (Nguồn QĐ 1033/QĐ-UBND)

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết