Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
2
58791116

Qua quá trình xây dựng và phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế trong tỉnh từng bước phát triển hoàn chỉnh từ tỉnh đến huyện, thị, xã phường và ấp khóm. Quản lý hệ thống theo ngành dọc về hoạt động, nhân sự, kinh phí. Địa phương quản lý song trùng một số lĩnh vực y tế trên địa bàn.

I. Những chủ trương, kết quả đạt được và những hạn chế qua 45 năm phát triển của ngành

1. Giai đoạn 1975-1991:

a. Thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước (1975-1985)

- Khắc phục hậu quả của chiến tranh, bắt tay ngay vào việc tổ chức hệ thống y tế, triển khai khám chữa bệnh cho nhân dân (1975-1976)

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành Y tế Vĩnh Long tiếp quản cơ sở vật chất y tế của chế độ cũ, đồng thời bắt tay ngay vào việc chăm sóc sức khoẻ cho thương bệnh binh và nhân dân. Lực lượng lúc này gồm các cán bộ y tế phục vụ kháng chiến gồm cả quân và dân y một số được điều động từ các vùng, miền về, một số được đào tạo trong chiến tranh đa số là y sĩ, y tá và cứu thương. Lực lượng thầy thuốc chế độ Sài gòn chỉ còn lại một số ít được lưu dụng, nhưng chủ yếu cũng là các nhân viên hành chính, y tá, hộ sinh…Trang thiết bị y tế thiếu thốn và đơn giản, thiếu chuyên khoa, không có chuyên khoa sâu. Về cơ sở vật chất, ngành y tế Vĩnh Long tiếp quản bệnh viện tại thị xã Vĩnh Long khoảng 200 giường và nhanh chóng triển khai, khôi phục hoạt động bình thường (Lúc này bệnh viện có 7 bác sĩ và khoảng 200 cán bộ nhân viên). Toàn  thị xã Vĩnh Long, có khoảng 12 phòng mạch tư và một số phòng chữa răng tư, 10 nhà thuốc tây. Ở tuyến huyện, xã: mỗi huyện chỉ có 1 trạm xá 20-30 giường và một số nhà bảo sanh, còn lại là các cơ sở y dược của tư nhân, rải rác có các dược phòng, hiệu thuốc, phòng mạch, phòng nha, cơ sở Đông y, hầu hết các xã chưa có y tế công lập.

Ngành y tế bắt tay xây dựng lại một hệ thống bộ máy y tế từ tỉnh đến xã phường. Để tổ chức hoạt động khám và điều trị ngành y tế tiến hành kiểm kê, thu mua thuốc men, dược liệu của các hiệu thuốc trong tỉnh. Thống nhất việc quản lý, phân phối thuốc do nhà nước đảm nhiệm. Quốc lập một số bệnh viện, nhà hộ sinh tư nhân, đi đôi với việc tuyển dụng nhân sự có tay nghề vào làm việc trong các cơ sở y tế. Số cán sự, tá viên và viên chức, được lưu dụng lại có khoảng hơn 20 người. Đối với Đông y, tạm cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện hoạt động.

- Xây dựng và phát triển ngành y tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung (1977-1985)

Thực hiện nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Cửu long lần thứ I (4/1977): “Phát động phong trào thể dục thể thao trong nhân dân (...) hướng dẫn phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân, thực hiện ăn chín, uống chín, ở sạch có hố tiêu, nhà tắm; hướng dẩn quần chúng có kiến thức khoa học thường thức có quan hệ đến đời sống và sức khoẻ”. Nhiệm vụ của ngành y tế lúc này là cùng với các cấp, các ngành khắc phục hậu quả chiến tranh. Môi trường sống không tốt, chất thải không được xử lý, các điều kiện vệ sinh thiếu nghiêm trọng như thiếu nước sạch, nhà cửa tạm bợ, cầu tiêu chủ yếu được dựng trên ao cá, sông rạch, không có nhà tắm, vệ sinh hoàn cảnh kém, nhiều loại dịch bệnh xảy ra thường xuyên khắp nơi, lương thực thực phẩm thiếu thốn, đời sống xã hội rất khó khăn.

Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu. Hầu hết các cơ sở y tế tận dụng nhà phố hoặc các phòng mạch tư để lại sau 1975. Nhiều bệnh viện sử dụng tạm các cơ sở như kho lúa, chùa chiền, phòng học…hoặc nhỏ bé, sơ sài, thiếu các điều kiện cần thiết cho một bệnh viện quy mô toàn huyện (như bệnh viện huyện Mang Thít, Long Hồ, Bình Minh, Tam Bình…) Những cơ sở mới cũng như Trường trung cấp y tế, các trạm y tế xã, phường được thành lập với tre lá hoặc mượn tạm nhà dân. Trang thiết bị rất nghèo nàn lạc hậu và không đồng bộ. Ở tuyến huyện chỉ khám chữa bệnh thông thường, không có khả năng phẫu thuật. Ở tuyến tỉnh trang thiết bị cũng thiếu thốn, lạc hậu, nhất là các chuyên khoa sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Mặc dù có không ít khó khăn trong quá trình phát triển, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ngành y tế từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ. Trước mắt tập trung phát triển nguồn nhân lực, năm 1976 toàn tỉnh chỉ có 27 bác sĩ, 6 dược sĩ ĐH (0,38 BS/1 vạn dân); đến năm 1985 đã phát triển lên 75 bác sĩ và 27 dược sĩ ĐH (0,85 BS/1 vạn dân). Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật từng bước được nâng lên, khắc phục từng bước tình trạng thiếu bác sĩ ở các cơ sở khám chữa bệnh. Cơ sở khám chữa từng bước được xây dựng, năm 1980 toàn tỉnh có 8 bệnh viện (1 bệnh viện tỉnh, 7 bệnh viện huyện, thị với 1.480 giường bệnh). Từ chỗ không có y tế xã phường, đến năm 1980 có 60 trạm y tế hộ sinh được thành lập và đi vào hoạt động (năm 1985 tăng lên 72). Số giường bệnh tăng dần do thành lập mới và mở rộng quy mô các bệnh viện cũng như các Trạm y tế. Bệnh viện huyện như Vũng Liêm được xây mới (100 giường).

b. Thời kỳ xây dựng những năm đầu sau đổi mới (theo N ghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng) đến khi tái lập tỉnh Vĩnh Long (1986-1992)

Củng cố, xây dựng hệ thống y tế ngày toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện nhất là bệnh viện đa khoa Cửu Long, thành lập mới các đơn vị chuyên khoa như: Trạm Vệ sinh phòng dịch, Trạm da liễu, Trạm chống lao, Trạm sinh đẻ kế hoạch, Công ty dược phẩm, Xí nghiệp dược phẩm, Trường trung cấp y tế. Các huyện thành lập Ban Y tế vệ sinh (sau này là Ban Y tế thể dục thể thao rồi Phòng y tế), mỗi huyện có một đội vệ sinh phòng dịch và đội kế hoạch hóa gia đình.   

Đến năm 1991, các đơn vị y tế tuyến huyện gồm Phòng Y tế, Bệnh viện huyện và các đội chuyên khoa hợp nhất thành Trung tâm y tế. Các trạm y tế xã phường trực thuộc Trung tâm y tế do Sở y tế quản lý theo ngành dọc. Mỗi trạm y tế bình quân từ 3- 5 nhân viên, tùy theo quy mô dân số. Với tiêu chí có ít nhất 1 nhân viên phụ trách khám chữa bệnh, 1 nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 1 trung cấp Đông y. Giai đoạn này hầu hết các trạm y tế chưa có bác sĩ (chủ yếu là y sĩ và y tá). Trường trung cấp y tế tăng cường nhằm có đủ cán bộ, có lúc lên đến gần 2.000 học sinh, đào tạo y tá, dược tá, dược thương nghiệp, hộ sinh (về sau đào tạo dược sĩ, điều dưỡng và hộ sinh trung cấp, xét nghiệm…).

2. Giai đoạn 1992 – 2020:

Tháng 5/1992 tỉnh Cửu Long tách ra thành Vĩnh Long và Trà Vinh: bệnh viện đa khoa Cửu Long được đổi tên là bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, ngành Y tế tiếp tục duy trì mô hình Trung tâm Y tế từ 1992- 2005. Kể từ tháng 01/2006 ở tuyến huyện, Trung tâm y tế chuyển đổi sang mô hình có 3 đơn vị y tế gồm: Phòng y tế thuộc UBND huyện quản lý các trạm y tế xã phường, Trung tâm y tế dự phòng huyện và Bệnh viện đa khoa huyện thuộc Sở Y tế. Đến tháng 6/2009, Trung tâm y tế dự phòng huyện trở lại tên là Trung tâm y tế, các trạm y tế xã phường chuyển từ Phòng y tế về chịu sự quản lý, điều hành của Trung tâm y tế. Năm 2014 đến nay tổ chức bộ máy y tế biến đổi liên tục từ thành lập mới bệnh viện, giải thể, sáp nhập. Hiện tại tuyến tỉnh gồm Chi cục ATTP và Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm kiểm nghiệm, Trung tâm pháp y, 03 BVĐK (BVĐK tỉnh, BVĐKKV Hòa Phú, BV Quân dân y kết hợp) và 04 BVCK (BVYDCT, Mắt, Tâm Thần, Lao và bệnh Phổi); tuyến huyện có 08 Trung tâm y tế; tuyến xã có 109 đơn vị không còn PKĐKKV. Tổng số CBCCVC ngành y tế hiện có 3.378 đạt 32,8/10.000 dân trong đó bác sỹ 6,69/ 10.000 dân; tính cả hệ thống 02 bệnh viện không phải công lập thì cán bộ y tế 4.296 đạt 41.8/10.000 dân trong đó bác sỹ đạt 9,2 /10.000 dân.

Cơ sở hạ tầng: năm 1994 toàn tỉnh có 61 trạm y tế được ngói hoá, năm 1999 là 90/107 trạm. Năm 2014 đến nay, hầu hết các bệnh viện, TTYT và TYT được đầu tư xây mới và cải tạo nâng cấp trong đó 95/109 trạm y tế xã, phường được xây mới và cung cấp trang thiết bị cơ bản như máy điện tim, siêu âm, xét nghiệm...Trang thiết bị thiết yếu của các cơ sở y tế đủ để phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân theo Quyết định số 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế.

Các chương trình mục tiêu y tế -dân số (trước đây là chương trình mục tiêu quốc gia) được duy trì, tăng cường và mở rộng. Trước năm 1992, Vĩnh Long xuất hiện rất nhiều dịch bệnh, hàng ngàn người mắc, hàng chục người tử vong. Dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em xảy ra thường xuyên trước khi đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng như sởi, ho gà, uốn ván (đặc biệt là uốn ván sơ sinh), bại liệt, thương hàn. Riêng bệnh bại liệt đến cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000 còn để lại rất nhiều di chứng nghiêm trọng như hàng ngàn người bị liệt ở tứ chi. Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt > 95%, thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt (năm 2000), loại trừ uốn ván sơ sinh (năm 2005), loại trừ bệnh phong (năm 2012) và triển khai một số vắc xin mới combe Five, bại liệt IPV, sởi-rubella, tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi đạt < 12‰, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm dần trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS đạt < 0,26%; tình hình ngộ độc thực phẩm giảm theo hàng năm.

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện ngay từ sau giải phóng (1975) trước đến năm 1992 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm vẫn rất cao (trung bình của các tỉnh miền Nam là 3,2%). Từ năm 1992 công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đặc biệt chú ý đưa vào chương trình quốc gia. Nhận thức của người dân từng bước chuyển biến tốt, tỷ lệ sinh đều giảm (trung bình hàng năm khoảng 8 phần nghìn). Năm 1992 tỷ lệ tăng dân số là 2,053%, năm 1999 còn 1,262%, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999-2009 là 0,2%. Đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh <1%. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được quan tâm, tuổi thọ ngày càng tăng cao đạt 75.4 tuổi, tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh đạt chỉ tiêu < 115 bé trai/ 100 bé gái.

Nâng cao chất lượng các hoạt động khám chữa bệnh, mở rộng khám chữa bệnh ở tất cả các khoa chuyên môn, trong cả hai lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khám và điều trị bệnh. Thực hiện Đề án 1816, các TTYT tuyến huyện hiện đã triển khai được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ chuyển tuyến trong lĩnh vực nội, ngoại khoa, sản, nhi khoa. Đề án Bệnh viện vệ tinh theo Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016, BVĐK Vĩnh Long là bệnh viện vệ tinh của BV Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM, bệnh viện tiếp nhận và tự thực hiện nhiều gói dịch vụ kỹ thuật cao. Đây là bước đột phá trong công tác khám chữa bệnh. Khám chữa bệnh trong toàn tỉnh tăng hàng năm, nếu như năm 1992 khám chữa bệnh cho 746.629 lượt người, đến năm 2000 con số này là 1.896.360 và năm 2015 là 3.040.788 lượt người, năm 2019 3.350.000 lượt/ năm, 02 bệnh viện tư trung bình khám 41.843 lượt/năm.

Công tác xã hội hóa trong y tế: nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ra đời kể từ khi có “Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân” (1994). Y tế tư nhân đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, làm giảm áp lực cho các cơ sở y tế công lập. Đến nay, 836 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh (KBCB) đã được cấp giấy phép hoạt động hoạt động. Cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện tham gia khám chữa bệnh BHYT: BVĐK tư nhân Triều An – Loan Trâm (năm 2018), BVĐK tư nhân Xuyên Á – Vĩnh Long (năm 2018) và Phòng khám Đa khoa tư nhân Ánh Thủy. Các nguồn lực trong xã hội hỗ trợ thuốc khám chữa bệnh, hỗ trợ trang thiết bị, các chương trình, dự án tài trợ y tế... Ngoài ra có một số lĩnh vực trong công tác chăm sóc sức khỏe được XHH như truyền thông vận động nhân dân chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh; hoạt động từ thiện, địa chỉ nhân đạo; cung cấp nước sôi, cơm cháo miễn phí… cho các cơ sở khám, chữa bệnh.

II. Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra quan điểm, định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới

Giai đoạn 45 năm trước, ngành y tế khó khăn về mọi mặt và trong tình trạng chậm phát triển. Cơ sở phòng ốc của các bệnh viện huyện đa số vẫn chắp vá. Nhiều bệnh viện thiếu các điều kiện cần thiết cho một bệnh viện quy mô tuyến huyện. Trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh nói chung đã cũ, lạc hậu và thiếu trầm trọng. Mỗi trạm y tế bình quân từ 3- 5 cán bộ, hầu hết các trạm y tế chưa có bác sĩ (chủ yếu là y sĩ và y tá).

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở tỉnh Vĩnh Long liên tục phát triển trong 45 năm qua về cả quy mô lẫn chất lượng các dịch vụ y tế góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, tạo niềm tin của nhân dân đối với con đường đổi mới của Đảng. Sau 45 năm thực hiện đường lối đổi mới và những quyết sách của Đảng, Nhà nước, Ngành y tế tỉnh Vĩnh Long luôn kiên trì thực hiện theo đường lối lãnh đạo của Đảng, quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, huy động tốt sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nội lực để đẩy mạnh phát triển y tế. Qua đó, ngành Y tế đã có những bước tiến dài trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, toàn ngành đạt được những thành quả to lớn và quan trọng, những khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, dần được khắc phục, các cơ sở y tế được xây mới, cải tạo, nâng cấp theo tiêu chuẩn, trang thiết bị được thay thế hiện đại hơn, tạo được niềm trong nhân dân.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có cán bộ y tế 4.296 đạt 41.8/10.000 dân trong đó bác sỹ đạt 9,2 /10.000 dân. Ngoài ra, còn có 837 nhân viên y tế ấp, khóm và trên 1.629 cộng tác viên dân số - kế hoạch hoá gia đình; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ làm việc. Nguồn nhân lực ngành y tế được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về y tế-dân số, truyền thông giáo dục sức khỏe, y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ liều đạt 95%. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh dịch. Tỷ lệ chết chu sinh và sơ sinh, tử vong mẹ giảm mạnh, thể chất của người dân được nâng cao nhất là trẻ em; tuổi thọ trung bình tăng liên tục hàng năm. Dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, chất lượng khám, chữa bệnh và dự phòng được nâng cao toàn diện cả về trình độ chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.

Cùng với cả nước, ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển con người, đóng góp tích cực cho phát triển sự nghiệp y tế Việt Nam. Đồng thời đóng góp cho việc thực hiện 11 mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, ngành y tế gặp không ít khó khăn, một số hạn chế như tình hình bộ máy tổ chức liên tục biến động, nhân lực của ngành y tế về số lượng và chất lượng từng lúc chưa ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, từ thành quả KHHGĐ đạt được đến nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm mạnh và không ổn định trong đó tại một số huyện có nơi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp dưới 0.5%.

Trước tình hình mới, bên cạnh những cơ hội ngành y tế Vĩnh Long đứng trước không ít khó khăn thách thức như sự biến đổi khí hậu làm bệnh truyền nhiễm gia tăng, bệnh tái nổi, mới nổi, vấn đề môi trường ô nhiễm bên cạnh bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư,…gia tăng nhanh chóng làm gia tăng gánh nặng trong công tác dự phòng cũng như công tác điều trị; tình hình dân số xuất hiện nhiều đặc điểm mới như mất cân bằng giới tính khi sinh, dân số già hóa nhanh, mức sinh thay thế có chiều hướng giảm,…; công tác an toàn thực phẩm đối mặt với những thách thức rất lớn từ sự đa dạng của các nguồn thực phẩm, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, hoá chất bảo quản trong nông sản, thực phẩm, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia thực phẩm,…việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn.

Trên con đường phát triển, với quan điểm “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các ngành, trong đó ngành y tế là nòng cốt”. Ngành Y tế tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ được Đảng và nhân dân giao phó, chắc chắn ngành y tế sẽ phát triển cao hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

III. Những sự kiện nổi bật, hình ảnh hoạt động tiêu biểu, bảng số liệu thống kê kết quả đạt được qua các năm trong công tác phát triển của ngành

1. Những sự kiện nổi bật:

- Khánh thành đưa vào hoạt động năm 2018 khu 9 tầng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, với tổng mức đầu tư hơn 968 tỷ đồng từ ngân sách, có quy mô 1 tầng hầm và 9 tầng nổi với 600 giường bệnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao.

- Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 08/9/2016, BVĐK Vĩnh Long là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi Đồng I -TP.HCM. Qua đó tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật hiện đại, triển khai thực hiện tại tuyến tỉnh góp phần giảm tải tuyến trung ương.

- Thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) năm 2018, trên cơ sở sáp nhập nhập Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, hoạt động với chức năng phòng chống dịch bệnh và quản lý các Chương trình mục tiêu y tế.

- Hệ thống y tế công lập sắp xếp lại bộ máy y tế theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18, 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Kết quả sau sắp xếp: giảm 15 đơn vị đầu mối (gồm: 02 Phòng của Sở Y tế; 01 Phòng của CC.DS-KHHGĐ; 01 Phòng của CC.ATVSTP; 01 Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ; 08 TT.DS-KHHGĐ cấp huyện trực thuộc Chi Cục DS-KHHGĐ và 02 Phòng Khám đa khoa khu vực thuộc TTYT tuyến huyện).

- Khánh thành đưa vào hoạt động 02 BVĐK tư nhân/ năm 2018: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long với quy mô 10 tầng, có thể đáp ứng 1.183 giường bệnh nội trú và Bệnh viện Đa khoa Triều An - Loan Trâm với quy mô 500 giường đạt chuẩn. Bệnh viện đầy đủ các chuyên khoa, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, đội ngũ y-bác sĩ có chuyên môn cao, khu điều trị cao cấp cùng nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ giỏi, kinh nghiệm.

2. Bảng số liệu thống kê một số hoạt động

Phụ lục 1: Đội ngũ cán bộ y tế (1976-2019)

STT

Trình độ CMKT

1976

1980

1985

1991

2000

2010

2015

2019

1

Tổng số CCVC

-

-

-

-

2.469

2.860

3.506

3.378

2

Bác sĩ

27

55

75

191

304

498

673

688

3

DS đại học

6

31

27

40

42

29

93

153

4

Y sĩ

152

134

450

675

674

652

706

573

5

DS trung học

30

25

157

198

267

269

304

231

 

Phụ lục 2: Số lượng giường và lượt người khám chữa bệnh giai đoạn (1976-2019)

STT

Diễn giải

1976

1980

1985

1991

2000

2010

2015

2019

1

Số giường bệnh

1.147

1.480

1.640

1.265

1.340

1.810

2.435

3.395

2

Số lượt người khám chữa bệnh

498.556

550.459

610.912

732.987

1.896.360

2.657.267

3.040.788

3.533.809

3

Khám chữa bệnh bằng YHDT

-

-

-

-

277.209

386.771

687.619

731.668

Giường bệnh bao gồm giường TYT

Phụ lục 3: Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ em (1976-2019)

STT

Diễn giải

1976

1992

2000

2010

2015

2019

1

Số lần khám phụ khoa

4.486

74.010

175.210

201.591

125.907

73.305

2

Số lần điều trị PK

1.376

38.279

74.240

96.430

58.895

40.125

3

Số lần khám thai

12.643

23.259

39.537

12.046

10.644

8.957


Phụ lục 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (1990-2018)

Đơn vị tính %

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

2018

Cân nặng/tuổi

50,0

43,0

31,7

26,1

18,8

13,8

12,8

Chiều cao/tuổi

-

-

35,0

28,2

28,9

23

22,1


Phụ lục 5: Tỷ lệ tăng dân số (1990-2018)

Đơn vị tính %

Năm

1975-1992

1992

1999

2005

2010

2015

2019

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

3,2

2,053

1,262

1,06

0,67

0,77

0,42

 (1975-1992 Trung bình của các tỉnh miền Nam là 3,2%).


3. Hình ảnh:

a. Hình ảnh Lãnh đạo Sở Y tế qua các thời kỳ

1.png
2.png
3.png


BS. Đặng Tấn Sỹ
(1976-1986)
BS. Võ Thành Trung
(1986- 1992)
BS. Nguyễn Hồng Trung
(1992- 1995)
      1.png
      2.png
      3.png
      4.jpg
      DS. Nguyễn Thị Thu Hiệp
      (1995- 2002)
      BS. Nguyễn Phước Thọ
      (2002- 2006)
      BS. Trần Văn Út
      (2006- 2018)
      BS. Văn Công Minh
      (2018- nay)


      b. Hình ảnh hoạt động


      5.jpg
      6.jpg
      7.png
      BS. Võ Thành Trung, nguyên Giám đốc Sở Y tế Cửu Long cùng Đoàn CB y tế thăm khám và chăm sóc nạn nhân chiến tranh (1980)Ông Lê Ngọc Tho, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cửu Long tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các đơn vị có Thành tích xuất sắc trong tiêm chủng năm 1987Ông Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho trẻ uống vắc xin Sabin phát động chiến dịch toàn quốc Thanh toán bại liệt năm 1993


      8.jpg
      10.jpg
      11.jpg

      Ký kết chương trình khúc xạ học học đường do Tổ chức F.H.F tài trợ (2009)

      Trạm y tế được đầu tư, xây mới, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, năm 2014

      Ký kết chuyển giao kỹ thuật Đề án Bệnh viện vệ tinh giữa BV Thống Nhất và BVĐK Vĩnh Long, năm 2016


      12.jpg
      13.jpg
      14.jpg

      Nội soi mật tụy ngược dòng tại BVĐK Vĩnh Long, một trong những kỹ thuật được chuyển giao từ Đề án Bệnh viện vệ tinh, năm 2017

      Với 70 máy chạy thận hiện có, TTYT Tp. Vĩnh Long là cơ sở y tế tuyến huyện có số máy móc chuyên dụng phục vụ bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về thận nhiều nhất so với bệnh viện các tuyến ở ĐBCSL, năm 2018

      Thủ tướng Chính phủ-Nguyễn Xuân Phúc (thứ 6, từ phải sang); Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương-Võ Văn Thưởng (thứ 8); Bộ trưởng Bộ Y tế-Nguyễn Thị Kim Tiến (bìa trái); Bí Thư Tỉnh ủy Vĩnh Long-Trần Văn Rón ( thứ 4); Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long-Nguyễn Văn Quang (thứ 2, từ phải sang), năm 2018


      15.jpg
      16.jpg

      Thủ tướng Chính phủ-Nguyễn Xuân Phúc cùng Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương-Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế-Nguyễn Thị Kim Tiến và Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long thăm khu chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, năm 2018

      Đội cơ động phản ứng nhanh Phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Y tế Vĩnh Long, chuẩn bị tiếp nhận người trở về từ vùng dịch, năm 2020

      Văn Bản Mới
      Videos
        Hình ảnh liên kết