Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
2
9428938

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

01/07/2022 09:02 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022

  1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của ngành

* Về lĩnh vực Công nghiệp

Tháng 6/2022, dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt; lưu thông hàng hóa giữa các vùng được thông suốt, thị trường xuất, nhập khẩu nhiều thuận lợi nên phần lớn các ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển khá tốt, góp phần cải thiện mức tăng trưởng của toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn như: giá xăng dầu và các loại nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics v.v…tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi và phát triển của một số ngành công nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm chủ lực.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 năm 2022 ước tính tăng 1,86% so tháng trước.

Lũy kế chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 12,48% so cùng kỳ năm 2021, trong đó: khai khoáng ước tính tăng 82,05%; công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tăng 13,01%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng…ước tính tăng 8,73%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tính giảm 1,64%.

Nhiều ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so cùng kỳ năm 2021 như: sản xuất trang phục tăng 58,83%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 44,25%; sản xuất đồ uống tăng 31,74%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 24,77%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 20,59%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,15%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 9,28% v.v…Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm so cùng kỳ năm 2021 như: sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 58,32%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 16,69%; ngành dệt giảm 15,93%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm     8,53% v.v...

Tháng 6 năm 2022, có 05 doanh nghiệp công nghiệp đăng ký kinh doanh mới với nhu cầu sử dụng khoảng 323 lao động. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, có 47 doanh nghiệp công nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Nâng tổng số 668 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiến độ triển khai thực hiện các dự án lĩnh vực công nghiệp

Hiện nay, có 23 dự án lĩnh vực công nghiệp triển khai (16 dự án trong KCN; 07 dự án ngoài KCN), trong đó: có 03 dự án đã đi vào hoạt động; 04 dự án đang lắp đặt dây chuyền sản xuất chuẩn bị hoạt động; 05 dự án đang xây dựng nhà xưởng; 11 dự án còn lại đang thực hiện thủ tục đầu tư và chuẩn bị đầu tư.

Tiến độ triển khai thực hiện các cụm công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, có 03 CCN đang trong giai đoạn lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị được thành lập (CCN Thuận An (Thị xã Bình Minh), CCN Song Phú (Tam Bình), CCN Phú An (Tam Bình)); các CCN còn lại đang mời gọi đầu tư. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã phối hợp các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện thị xã, Thành phố nhằm rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp, đưa vào phương án phát triển khu, cụm công nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

* Về lĩnh vực Thương mại

Kinh doanh nội thương

Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt là điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường hoạt động; các chuỗi sự kiện và hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn đã làm tăng sức mua của thị trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh, hàng hóa dồi dào, đa dạng và phong phú đã thu hút sự mua sắm của người tiêu dùng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 6 năm 2022 ước tính 6.093 tỷ đồng, tăng 1,98% so tháng trước.

Lũy kế tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước tính 35.357 tỷ đồng, đạt 58,93% so kế hoạch năm 2022, tăng 14,66% so cùng kỳ năm 2021, trong đó: bán lẻ hàng hóa tăng 15,12%; lưu trú, ăn uống tăng 16,54%; du lịch tăng 15,28% và dịch vụ khác tăng 9,30%.

Xuất khẩu

6 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất, nhập khẩu khá thuận lợi, các doanh nghiệp xuất khẩu không ngừng tìm kiếm thị trường mới, đồng thời duy trì hợp tác với các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước tính 74,80 triệu USD, tăng 2,49% so tháng trước, tăng 1,69% so cùng kỳ năm 2021.  

Lũy kế kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 ước tính 385,56 triệu USD, đạt 61,20% so kế hoạch năm 2022, tăng 17,14% so cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh so cùng kỳ năm 2021 như: nông sản chế biến khác tăng 70,91%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 29,28%; hàng dệt may tăng 28,64%; giày các loại tăng 5,36%; hàng khác tăng 90,52%.

Về các công tác xúc tiến xuất khẩu: Sở Công Thương đã tổ chức đoàn doanh nghiệp (Lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Công ty thủy sản Cát Tường, Công ty thủy sản Lộc Kim Chi, Công ty sầu riêng Sáu Ri, Công ty Quốc Thảo v.v...) kết nối, tiêu thụ hàng hóa nông sản, thủy sản vào thị trường Cộng hòa Ý, thị trường Israel thông qua Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ý và tại Israel.

Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 năm 2022 ước tính 40,01 triệu USD, tăng 9,14% so tháng trước, tăng 64,92% so cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022 ước tính 192,57 triệu USD, đạt 77,03% so kế hoạch năm 2022, tăng 42,84% so cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng nhập khẩu tăng so cùng kỳ năm 2021 như: máy móc thiết bị gấp 5,45 lần so cùng kỳ năm 2021; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 23,13%; hàng khác tăng 66,78%. Riêng thức ăn gia súc và phụ liệu chế biến giảm 81,62%; lúa mỳ giảm 48,32%; nguyên liệu, tân dược giảm 10,78%.

Xây dựng phát triển chợ: 6 tháng đầu năm 2022, đã xây dựng phát triển mới và nâng cấp sửa chữa 08 chợ, đạt 66,66% so kế hoạch năm 2022. Tổng nguồn vốn đầu tư là 14,8 tỷ đồng.

Đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động 02 mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ Tân Quới (Bình Tân) và chợ Trà Ôn (Trà Ôn). Các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức quản lý chợ, vận động các hộ tiểu thương tại chợ xây dựng điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả: đã xây dựng 12 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 223 điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ và xây dựng 06 mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chợ Phước Thọ, TP.Vĩnh Long (70 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn); chợ Cái Ngang, huyện Tam Bình (60 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn); chợ Thị trấn Tam Bình (120 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn); chợ Tân Thành, huyện Bình Tân (38 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn); chợ Tân Quới, huyện Bình Tân (47 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn); chợ Trà Ôn, huyện Trà Ôn (59 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn).

Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi: 6 tháng đầu năm 2022, đã phát triển mới 03 cửa hàng tiện lợi (Winmart+). Nâng tổng số đến nay đã có 55 cửa hàng tiện lợi đi vào hoạt động ổn định (45 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 08 cửa hàng Winmart+; 01 cửa hàng Co.op Food và 01 cửa hàng Hoa Sao).

Công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, Hợp tác xã HTX kinh doanh, khai thác quản lý chợ

6 tháng đầu năm 2022, đã thực hiện chuyển đổi chợ Hóa Thành (TX. Bình Minh) sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; các huyện, thị xã, thành phố đang thực hiện các thủ tục để chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ như: chợ Thuận An (Thị xã Bình Minh), chợ Hàn Thẻ (huyện Long Hồ).

Công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chợ hạng 3 đủ điều kiện để chuyển đổi mô hình quản lý đều được các huyện triển khai thực hiện 100% (Mang Thít, Vũng Liêm). Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 55 chợ sang mô hình doanh nghiệp, HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết