Chuyên mục
Ảnh hoạt động
Hình ảnh liên kết
Thông tin truy cập
Đang truy cập
Tổng truy cập
2
1294213

Nông dân Trà Ôn thu nhập cao từ cam sành

24/06/2022 10:18 GMT+7
In bài Gửi bài viết

Trà ôn là một trong những huyện có diện tích vườn cây ăn trái khá lớn hơn 10 ha, trong đó diện tích vườn cây có múi hơn 4.000 ha, diện tích trồng cây cam sành 3.131 ha. Diện tích cam sành tập trung nhiều ở các xã Thới Hòa, Trà Côn, Thuận Thới và Hựu Thành (trong đó xã Hựu Thành được xem là top trong các xã của huyện hiện nay với diện tích cam toàn xã 418.5 ha có 246 ha đang cho trái. Đây là xã được xem có phong trào trồng cam sành mạnh nhất và đang mang lại hiệu quả rất cao cho các nhà vườn.

thunhapcamsanh.jpg

ảnh minh họa

Hiện nay cam sành trở thành loại trái cây có giá trị kinh tế. Giá cả lẫn thị trường thường ổn định. Giá cam sành năm nay không những tiếp tục được giá mà đôi lúc còn nằm ở mức kỷ lục trên 30.000 đ/kg, vào thời điểm thấp nhất khoảng 18.000 -20.000/kg.  gía hiện tại bán tại vườn 20.000- 26.000đ/kg. Vì thế nó  thực sự giúp cho nhiều nhà vườn ở xã Hựu Thành  đổi đời nhanh chóng chỉ sau vài đợt thu hoạch. Khoảng ba năm trở lại đây nhiều  hộ dân xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn trở nên giàu có nhờ trồng cam sành. Hộ trồng cam thu nhập trên 300-500 triệu đồng/năm thì rất nhiều. Trong đó có hộ Trần Văn Hương trưởng Ấp Vĩnh Tiến.  Dẫn chúng tôi tới các vườn, dọc theo các con đường vào sâu trong ấp, hai bên đường đều là cam và cam. Ông cho biết Ấp có diện tích tự nhiên 120ha, trong đó đã có 85 ha đất trồng cam sành với 100 hộ trồng. Ông Hương cho biết cam sành không phải loại cây dễ trồng. Ngay trong giai đoạn cây cam sành gục ngã ở hầu hết các địa phương khác vì bệnh vàng lá gân xanh thì ông vẫn mài mò trồng. Phải liều, phải dám  vào cái khó mới có nhiều cơ hội. Nghĩ là làm, ông bắt tay vào cải tạo vườn tạp, bỏ ruộng lúa lên liếp trồng cam sành. Trồng được một thời gian, vườn cam của ông bị đủ thứ bệnh, còi cọc, vàng quạch. Ông tự mày mò tìm hiểu, thử nghiệm các loại thuốc trị bệnh và ghi chép kỹ càng. Cuối cùng ông cứu được vườn cam của mình. Từ những lần thất bại, ông đã tích lũy được kinh nghiệm trồng cam. Vườn cam nhà ông phần lớn ông sử dụng phân hữu cơ nhiều nên vườn cam của ông đã qua năm thứ 4 nhưng còn rất đẹp và cho trái rất nhiều. Ông chia sẽ thêm để trồng cam sành được thành công quan trọng nhất là phải chọn cây giống sạch bệnh, biết rõ nguồn gốc để trồng. Ham rẻ, mua nhầm cây bệnh thì vừa tốn kém, vừa mất thời gian trồng lại. Phải chịu khó nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật, chăm sóc kỹ, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi” Theo ông và những nông dân ở đây, sở dĩ họ thành công là nhờ khống chế được  khắc tinh của cam sành là con rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá gân xanh. Bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên hễ vườn cam bị bệnh thì coi như phải đốn bỏ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vườn cam sành ở các địa phương khác thất bại trong thời gian  vừa qua. Ông cho biết lúc ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây có múi, nhất là đối với cây cam sành, ngoài ra xã  Hựu Thành lúc bấy cũng không có nhiều người trồng cam nên việc trao đổi, học hỏi kỹ thuật dường như không có, lứa cam đầu tiên vì đó mà không cho năng suất như mong đợi. Không nản chí, ông dành nhiều thời gian tìm đến những vườn cam cho năng cao suất cao trong và ngoài huyện để  học tập kinh nghiệm của nhà vườn về kỹ thuật bảo vệ, chăm sóc cây. Bên cạnh đó, còn tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do ngành nông nghiệp các Viện , Trường  tổ chức tại địa phương và tham khảo trên sách, báo để chọn lọc những kiến thức bổ ích áp dụng vào vườn cam của mình. Theo ông, mỗi vùng đất khác nhau cây cam cần có chế độ chăm sóc khác nhau, tuy nhiên nếu muốn vườn cam có hiệu quả phải cần rất nhiều yếu tố. Theo đó, điều quan trọng là phải chọn giống cam tốt và sạch bệnh, lựa chọn được vùng đất phù hợp để cây cam phát triển, sử dụng phân bón, thuốc đúng quy trình, kỹ thuật và chăm sóc vườn thường xuyên. Muốn vườn cam được lâu, bền nhất thiết phải sử dụng phân hữu cơ để bón, đừng lạm dụng phân hóa học nhiều quá. Qua nhiều vụ mùa đạt hiệu quả, ông chuyển đổi toàn bộ diện tích 2.5ha đất gia đình sang trồng cam và tiếp tục thuê thêm 1,5 ha đất của người dân xung quanh để mở rộng vườn trồng cam sành.Ông  chia sẻ, nhiều nhà vườn trồng cam hiện nay muốn có nguồn lợi nhanh nên trồng cam với mật độ rất dầy, trung bình khoảng 5.000 cây/ha, cây này cách cây kia chỉ 1m. Sử dụng thuốc, phân bón hóa học vô tội vạ, do đó cam trồng sau hơn 1 năm là đã cho trái và 2 - 3 năm là đốn bỏ vì năng suất giảm. Ông cho biết, thay vì để mật độ quá dày như thế, vườn cam của ông trồng thưa hơn, cây không bị che nắng nên phát triển tốt, song song đó có thể trồng xen thêm cây tràm làm cây ch gió, che nắng  cho vườn cam như thế vườn cam có thời gian thu hoạch lên đến 5 - 6 năm. Trồng cam sành không dễ như nhiều ngưỡi vẫn nghĩ. Cây cam sành đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lao động lớn, chi phí năm đầu khoản 40.triệu đồng/ công, từ năm thứ 2 trở đị còn khoản 25 triệu/ công, người trồng cây cam bên cạnh kinh nghiệm và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật để cho năng suất cao, còn phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tình hình giá cả thị trường để có được lợi nhuận, muốn đạt thu nhập cao thì phải xử lý cho trái vụ nghịch để tránh cảnh thu hoạch rộ rớt giá. Khi chúng tôi hỏi, qua đợt cam này  ông có dự định trồng lại cam nữa không, phần lớn các hộ ở đây đều trả lời sẽ tiếp tục trồng cam, vì thực tế cho thấy, trên cùng diện tích canh tác thì  cam sành luôn cho lợi nhuận cao hơn  một số loại cây ăn trái khác. Và cam sành với giá 20.000 đ/ kg thì chúng tôi tiếp tục trồng hoài. Ngoài ra nó còn giải quyết cho lao động ở địa phương đáng kể, mỗi người thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng từ việc làm thuê như bồi đất, hái  trái, xịt thuốc ..cho vườn cam. Chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho ông Trần văn Hương ở Ấp Vĩnh Tiến nói riêng và bà con trồng cam ở xã Hựu Thành nói chung đã xây dựng cho mình mô hình kinh tế cho thu nhập khá cao của hộ gia đình mình ở địa phương.

                                                       NVL(BDT)theo Nguyễn Văn Bình (Trạm Khuyến Nông Trà Ôn

Văn Bản Mới
Hình ảnh liên kết